Nghề nuôi cá sấu ở Việt Nam phát triển hàng chục năm qua, các sản phẩm như thịt, da... có giá trị rất cao. Cá sấu rất dễ nuôi, người nuôi có thể tận dụng các sản phẩm động vật có thể bỏ đi để nuôi cá sấu. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có tiềm năng và lợi thế rất lớn trong nuôi cá sấu. Nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành và phát triển phong trào nuôi cá sấu. Thực tế đã có nhiều hộ "đổi đời" nhờ mô hình này. Song, chưa bao giờ người nuôi cá sấu ở khu vực này lại lao đao như thời gian gần đây.
Sau sầu riêng, dừa tươi thì cá sấu nuôi là mặt hàng tiếp theo của Việt Nam được ký kết nghị định thư xuất khẩu sang thị trường "tỷ dân". Việc mở cửa thị trường Trung Quốc cho cá sấu sẽ tạo ra cơ hội lớn cho ngành hàng này ở Việt Nam phát triển nhanh và bền vững hơn.
Sáng 14/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi sang Trung Quốc giúp tạo sự thống nhất chỉ đạo, sự vào cuộc có trách nhiệm của chính quyền các cấp, cơ quan chuyên ngành cấp tỉnh, các doanh nghiệp và người dân có nhu cầu tham gia chuỗi cung ứng xuất khẩu cá sấu từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Để ngành hàng cá sấu của tỉnh tiếp tục phát triển bền vững, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo đơn vị chuyên môn hướng dẫn, hỗ trợ địa phương, các doanh nghiệp, hộ nuôi cá sấu thủ tục, tổ chức xét nghiệm các loại dịch bệnh theo yêu cầu xuất khẩu cá sấu sang Trung Quốc theo quy định của Nghị định thư; đồng thời tổ chức xây dựng hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu, bảo đảm truy xuất nguồn gốc cá sấu và dịch bệnh trên cá sấu.
Tại hội nghị, các đại biểu được nghe báo cáo và hướng dẫn triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc; các giải pháp quản lý chăn nuôi khỉ, cá sấu; quy định của CITES liên quan đến điều kiện nuôi và xuất v.v..
Với những yêu cầu trên, phát biểu kết luận hội nghị, ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các Bộ, ngành Trung ương tháo gỡ khó khăn cho địa phương và doanh nghiệp chăn nuôi khỉ và cá sấu, lựa chọn cá thể có nguồn giống tốt nhằm nâng cao giá trị vật nuôi. Bên cạnh đó, tập trung ban hành văn bản pháp luật sát với thực tiễn cho ngành nuôi khỉ và cá sấu; thực hiện việc chăn nuôi khỉ và cá sấu theo hướng đa dạng sinh học, truy xuất nguồn gốc nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu v.v..
Theo số liệu của các cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y, số lượng khỉ xuất khẩu từ năm 2022 đến hết tháng 7 năm 2024 là 18.711 cá thể, với mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học.
Hiện tại trên cả nước có 278 cơ sở nuôi cá sấu với hơn 674.000 cá thể. Riêng tại Đồng Tháp có 36 cơ sở, hộ gia đình nuôi cá sấu thuộc CITES với tổng đàn khoảng 190.000 cá thể; trong đó, doanh nghiệp tư nhân Mỹ Hiệp được cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp Giấy chứng nhận trại nuôi sinh sản cá sấu nước ngọt vì mục đích thương mại và xuất khẩu, với tổng đàn trên 177.000 cá thể; 35 hộ còn lại chủ yếu nuôi thuần dưỡng con non.
Điểm đột phá để hiện thực hóa “cuộc cách mạng số” ‘Việt Nam ước tính có 20 tỷ phú’ Nghịch lí của doanh nghiệp Kỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượng Việt Nam còn dư địa rất lớn cho phát triển